Một số loại Epoxy Resin cơ bản

1, Epoxy Resin

– Epoxy resin (nhựa epoxy hoặc keo epoxy) hay keo AB (A: Epoxy, B: Chất đóng rắn) là một hóa chất lỏng màu nâu hoặc màu vàng trong, không mùi, không chứa chất pha loãng, có tính kháng nước tốt, mềm, dai và chịu lực tốt nên được dùng để đúc mẫu hay tạo lớp phủ bề mặt bảo vệ. Keo này được pha trộn từ 2 loại dung dịch với tỉ lệ nhất định để tạo thành thành phẩm.
– Epoxy resin sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như tạo lớp lót hoặc lớp phủ vỏ tàu, … cũng như trong dân dụng như xử lý bề mặt, sơn phủ, keo dán, … Với đặc tính không bị co khi khô nên rất hiệu quả trong việc kết dính các vật liệu như gỗ, kim loại, kính, nhựa, …
– Keo epoxy resin là loại phổ biến nhất trong lĩnh vực handmade và phù hợp cho những bạn mới làm quen với lĩnh vực này. Ngoài tính dễ pha trộn (thông thường là 1:1 hoặc 2:1), dễ tìm kiếm thì POT time khá phù hợp (~15-20p) giúp bạn có nhiều thời gian pha trộn & xử lý.
– Ứng dụng của nhựa Epoxy Resin rất đa dạng: Vẽ tranh cá 3D, đổ mặt tranh, đổ mặt bàn, đổ khuôn sản phẩm trang trí, trang sức, …

– Thời gian gần đây xuất hiện một số loại Epoxy resin chất lượng cao có ưu điểm vượt trội về độ cứng, trong suốt, kháng UV (chống ngả màu) và chống bào mòn. Những loại này khắc phục được tính mềm của Epoxy Resin (loại gốc không cứng như Resin Polyester hay Resin Polyurethane). Do đó rất phù hợp để chế tác đồ trang sức (dây chuyền, nhẫn, vòng tay, bông tai), trang trí, tranh 3D, … Tuy nhiên giá thành khá cao và tùy thuộc vào độ trong, ít bọt…

– Epoxy Resin trong suốt (Clear type): Dùng tạo ra các thành phẩm có độ trong suốt như kính hay pha lê. Nếu bạn muốn pha màu thì cứ dùng loại Epoxy resin thông thường có màu gốc vàng đục cho tiết kiệm.

– Epoxy Resin Ultra Clear DTAB vượt trội về độ trong suốt, ít bọt, kháng UV (không bị ngả vàng theo thời gian).

– Epoxy Resin cứng (Hard type): Khắc phục tính mềm trong epoxy resin gốc.

2, Polyester Resin

– Polyester Resin là loại nhựa polyester dạng lỏng, có tính nhớt, màu nhạt và mùi đặc trưng. Polyester resin được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nhựa thường và composite.
Polyester resin

– Do Polyester resin có giá thành rẻ nên được dùng để đúc các sản phẩm có độ dày và tốn nhiều keo. Tuy nhiên loại này không có tính kháng UV nên sẽ bị ngả vàng sau một thời gian.

3, Polyurethane Resin

– Polyurethane resin (nhựa PU hay PU Resin) có ưu điểm vượt trội như kháng nước, bền dẻo, độ kết dính cao, chống bào mòn, chịu nhiệt tốt.
Polyurethane Resin

– PU resin sử dụng trong chế tạo cao su tổng hợp, làm nệm, ứng dụng trong ngành chế tạo tàu biển, ô tô, làm sơn phủ, chống thấm.
– Tuy nhiên Polyurethane resin gốc rất háo nước, POT time ngắn và nhiều bọt nên không thích hợp như Epoxy resin trong việc tạo các thành phẩm 3D trong suốt.

4, Acrylic Resin

– Acrylic Resin hay nhựa Acrylic (tên khoa học PMMA – poly (methyl)-methacrylate) là loại nhựa tồn tại ở dạng trong suốt hoặc các màu sắc khác. Acrylic có thể hòa tan trong nước được ứng dụng làm màu nước dạng keo để pha trộn với Epoxy Resin, polyurethane resin hoặc Polyester Resin.
Đèn epoxy resin

Với các tính chất vật lý khác nhau có 3 loại Acrylic.
– Nhựa Acrylic nhiệt dẻo: Có màng nhựa trong suốt, không màu, kém phản ứng với bột màu. Acrylic nhiệt dẻo được sử dụng rộng rãi trong sơn như làm sơn PU cho kim loại, nhôm và plastic hay sơn tân trang xe hơi.

– Nhựa Acrylic dẻo: Màu sắc phong phú, đẹp mắt, dễ gia công, tính vật lý bền. Được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế nội thất, tạo keo màu nước…

– Nhựa Acrylic nhiệt rắn: Có độ rắn và độ bền cao ngay cả khi có tác dụng của hóa chất hay dung môi axit hoặc kiềm, kinh tế hơn trong việc sử dụng dung môi, màng sơn bóng và đẹp hơn sau khi khô. Loại này được dùng phổ biến trong các loại sơn công nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *